Định nghĩa, biên soạn lịch sử và kỷ niệm Chính_phủ_địa_hạ_Ba_Lan

Tượng đài Chính Phủ Ngầm Ba Lan ở Poznań

Trong nhiều thập niên việc nghiên cứu Chính Phủ Ngầm bị hạn chế, chủ yếu vì chính phủ cộng sản không muốn thừa nhận vai trò của phái kháng chiến phi cộng sản.[85] Trong những năm Stalin sau chiến đầu tiên việc tìm hiểu xem là nguy hiểm gần như phi pháp và[85] nghiên cứu về các sự kiện xảy ở lãnh thổ bị Liên Xô sát nhập năm 1939-1941 đặc biệt khó khăn[71][86], đa phần do các sử gia di cư Ba Lan ở phương Tây tiến hành chút ít.[87][88] Chính quyền cộng sản giảm thiểu mức quan trọng của phi cộng sản trong khi nhấn mạnh sự quan trọng then chốt của Nhân Dân Quân, nhưng điều trái ngược mới đúng.[89] Sự thiếu nghiên cứu của học giả Ba Lan cộng với trở ngại của học giả nước ngoài muốn truy cập tài liệu nguồn ở Ba Lan dẫn đến tình trạng học giả phương Tây không bàn luận về một trong những phong trào kháng chiến lớn nhất châu Âu là phái phi cộng sản, mà lại đa phần tập trung nghiên cứu phong trào kháng chiến Pháp nhỏ hơn.[b][90][91]

Khi chế độ cộng sản sụp đổ Ba Lan giành lại độc lập hoàn toàn và học giả Ba Lan có thể bắt đầu nghiên cứu vô hạn mọi khía cạnh lịch sử Ba Lan.[92] Những người điều tra Chính phủ Ngầm phải đối mặt với tính độc đáo của chủ đề (không có nước nào thành lập cơ quan tương tự) cùng vấn đề miêu tả.[87] Bàn về cách soạn lịch sử Chính Phủ Ngầm, sử gia Ba Lan Stanisław Salmonowicz miêu tả là "tập hợp các cấu trúc quốc tịch, tổ chức và chính phủ-pháp lý đảm nhiệm duy trì tính liên tục của nước nhà Ba Lan trên lãnh thổ mình"[93] và kết luận rằng "tính liên tục hiến pháp, việc thi hành nhiệm vụ chính phủ một cách thật tế trong nước cùng lòng yêu nước của đại đa số xã hội là những yếu tố quan trọng nhất trong sự tồn tại của chính phủ."[93]

Chính Phủ Ngầm đã được chính phủ Ba Lan, chính quyền địa phương và xã hội chính thức công nhận. Nhiều thành phố lớn xây đài tưởng niệm kháng chiến quan hệ với Chính Phủ Ngầm,[94]Poznań có tượng đài Chính Phủ Ngầm Ba Lan riêng, xây năm 2007.[94] Ngày 11 tháng 9 năm 1998 Hạ Viện Ba Lan định ngày 27 tháng 9 (ngày kỷ niệm thành lập Thắng Lợi Quân Ba Lan) làm Ngày Chính Phủ Ngầm Ba Lan.[95]